Saturday 18 May 2013

Tổng hợp các từ vựng về Kinh tế - Tài Chính

Break-even point: Điểm hòa vốn
Business entity concept: Nguyên tắc doanh nghiệp là một thực thể
Business purchase: Mua lại doanh nghiệp
Calls in arrear: Vốn gọi trả sau
Capital: Vốn
Authorized capital: Vốn điều lệ
Called-up capital: Vốn đã gọi
Capital expenditure: Chi phí đầu tư(chi phí vốn)
Invested capital: Vốn đầu tư
Issued capital: Vốn phát hành
Uncalled capital: Vốn chưa gọi
Working capital: Vốn lưu động (hoạt động)
Capital redemption reserve: Quỹ dự trữ bồi hoàn vốn cổ phần
Carriage: Chi phí vận chuyển
Carriage inwards: Chi phí vận chuyển hàng hóa mua
Carriage outwards: Chi phí vận chuyển hàng hóa bán
Carrying cost: Chi phí bảo tồn hàng lưu kho
Cash book: Sổ tiền mặt
Cash discounts: Chiết khấu tiền mặt
Cash flow statement: Bảng phân tích lưu chuyển tiền mặt
Category method: Phương pháp chủng loại
Cheques: Sec (chi phiếú)
Clock cards: Thẻ bấm giờ
Closing an account: Khóa một tài khoản
Closing stock: Tồn kho cuối kỳ
Commission errors: Lỗi ghi nhầm tài khoản thanh toán
Company accounts: Kế toán công ty
Company Act 1985: Luật công ty năm 1985
Compensating errors: Lỗi tự triệt tiêu
Concepts of accounting: Các nguyên tắc kế toán
Conservatism: Nguyên tắc thận trọng
Consistency: Nguyên tắc nhất quán
Control accounts : Tài khoản kiểm tra
Conventions: Quy ước
Conversion costs: Chi phí chế biến
Cost accumulation: Sự tập hợp chi phí
Cost application: Sự phân bổ chi phí
Cost concept: Nguyên tắc giá phí lịch sử
Cost object: Đối tượng tính giá thành
Cost of goods sold: Nguyên giá hàng bán
Credit balance: Số dư có
Credit note: Giấy báo có
Credit transfer: Lệnh chi
Creditor: Chủ nợ
Cumulative preference shares: Cổ phần ưu đãi có tích lũy
Current accounts: Tài khoản vãng lai
Current assets: Tài sản lưu động
Curent liabilities: Nợ ngắn hạn
Current ratio: Hệ số lưu hoạt
Debentures: Trái phiếu, giấy nợ
Debenture interest: Lãi trái phiếu
Debit note: Giấy báo Nợ
Debtor: Con nợ
Depletion: Sự hao cạn
Depreciation: Khấu hao
Causes of depreciation: Các nguyên do tính khấu hao
Depreciation of goodwill: Khấu hao uy tín
Nature of depreciation: Bản chất của khấu hao
Provision for depreciation: Dự phòng khấu hao
Reducing balance method: Phương pháp giảm dần
Straight-line method: Phương pháp đường thẳng
Direct costs: Chi phí trực tiếp
Directors: Hội đồng quản trị
Directors’ remuneration: Thù kim thành viên Hội đồng quản trị
Discounts: Chiết khấu
Discounts allowed: Chiết khấu bán hàng
Cash discounts: Chiết khấu tiền mặt
Provision for discounts: Dự phòng chiết khấu
Discounts received: Chiết khấu mua hàng
Dishonored cheques: Sec bị từ chối
Disposal of fixed assets: Thanh lý tài sản cố định
Dividends: Cổ tức
Double entry rules: Các nguyên tắc bút toán kép
Dual aspect concept: Nguyên tắc ảnh hưởng kép
Drawing: Rút vốn
Equivalent units: Đơn vị tương đương
Equivalent unit cost: Giá thành đơn vị tương đương
Errors: Sai sót
Expenses prepaid: Chi phí trả trước
Factory overhead expenses: Chi phí quản lý phân xưởng
FIFO (First In First Out): Phương pháp nhập trước xuất trước
Final accounts: Báo cáo quyết toán
Finished goods: Thành phẩm
First call: Lần gọi thứ nhất
Fixed assets: Tài sản cố định
Fixed capital: Vốn cố định
Fixed expenses: Định phí / Chi phí cố định
General ledger: Sổ cái
General reserve: Quỹ dự trữ chung
Going concerns concept: Nguyên tắc hoạt động lâu dài
Goods stolen: Hàng bị đánh cắp
Goodwill: Uy tín
Gross loss: Lỗ gộp
Gross profit: Lãi gộp
Gross profit percentage: Tỷ suất lãi gộp
Historical cost: Giá phí lịch sử
Horizontal accounts: Báo cáo quyết toán dạng chữ T
Impersonal accounts: Tài khoản phí thanh toán
Imprest systems: Chế độ tạm ứng
Income tax: Thuế thu nhập
Increase in provision: Tăng dự phòng
Indirect costs: Chi phí gián tiếp
Installation cost: Chi phí lắp đặt, chạy thử
Intangible assets: Tài sản vô hình
Interpretation of accounts: Phân tích các báo cáo quyết toán
Investments: Đầu tư
Invoice: Hóa đơn
Issue of shares: Phát hành cổ phần
Issued share capital:Vốn cổ phần phát hành = capital introduce
Job-order cost system: Hệ thống hạch toán chi phí sản xuất theo công việc/ loạt sản phẩm
Journal: Nhật ký chung
Journal entries: Bút toán nhật ký
Liabilities: Công nợ
Limited company: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Liquidity: Khả năng thanh toán bằng tiền mặt (tính lỏng/ tính thanh khoản)
Liquidity ratio: Hệ số khả năng thanh toán
Long-term liabilities: Nợ dài hạn
Loss: Lỗ
Gross loss: Lỗ gộp
Net loss: Lỗ ròng
Machine hour method: Phương pháp giờ máy
Manufacturing account: Tài khoản sản xuất
Mark-up: Tỷ suất lãi trên giá vốn
Margin: Tỷ suất lãi trên giá bán
Matching expenses against revenue: Khế hợp chi phí với thu nhập
Materiality: Tính trọng yếu
Materials: Nguyên vật liệu
Money mesurement concept: Nguyên tắc thước đo bằng tiền
Net assets: Tài sản thuần
Net book value: Giá trị thuần
Net realizable value: Giá trị thuần thực hiện được
Nominal accounts: Tài khoản định danh
Nominal ledger: Sổ tổng hợp
Notes to accounts: Ghi chú của báo cáo quyết toán
Objectivity: Tính khách quan
Omissions, errors: Lỗi ghi thiếu
Opening entries: Các bút toán khởi đầu doanh nghiệp
Opening stock: Tồn kho đầu kỳ
Operating gains: lợi nhuận trong hoạt động
Ordinary shares: Cổ phần thường
Original entry, errors : Lỗi phát sinh từ nhật ký
Output in equivalent units: Lượng sản phẩm tính theo đơn vị tương đương
Overdraft: Nợ thấu chi
Overhead application base: Tiêu thức phân bổ chi phí quản lý phân xưởng
Overhead application rate: Hệ số phân bổ chi phí quản lý phân xưởng
Oversubscriptio­n of shares: Đăng ký cổ phần vượt mức
Paid-up capital: Vốn đã góp
Par, issued at: Phát hành theo mệnh giá
Periodic stock: Phương pháp theo dõi tồn kho định kỳ
Perpetual stock: Phương pháp theo dõi tồn kho liên tục
Personal accounts: Tài khoản thanh toán
Petty cash books: Sổ quỹ tạp phí
Petty cashier: Thủ quỹ tạp phí
Physical deteration: Sự hao mòn vật chất
Physical units: Đơn vị (sản phẩm thực tế)
Posting: Vào sổ tài khoản
Predetermined application rate: Hệ số phân bổ chi phí định trước
Preference shares: Cổ phần ưu đãi
Cummulative preference share: Cổ phần ưu đãi có tích lũy
Non-cummulative­ preference share: Cổ phần ưu đãi không tích lũy
Preliminary expenses: Chi phí khởi lập
Prepaid expenses: Chi phí trả trước
Private company: Công ty tư nhân
Profitability: Khả năng sinh lời
Prime cost: Giá thành cơ bản
Principle, error of: Lỗi định khoản
Process cost system: Hệ thống hạch toán CPSX theo giai đoạn công nghệ
Product cost: Giá thành sản phẩm
Production cost: Chi phí sản xuất
Profits: lợi nhuận, lãi
Appropriation of profit: Phân phối lợi nhuận
Gross profit: Lãi gộp
Net profit: Lãi ròng
Profit and loss account: Tài khoản kết quả
Adjusting entry: bút toán điều chỉnh
Accrued expense : chi phí phải trả
Accrued revenue: doanh thu bán chịu chưa được ghi nhận
Prepayment: chi phí trả trước
Unearned revenue : doanh thu chưa kiếm được trong kì ( doanh thu đã nhận)
Balance sheet (Statement of Financial): Bảng cân đối kế toán
Accounting/­Audit:Kế toán/kiểm toán
Financial Intermidiaries:­ Các trung gian tài chính(Banks, Inssurance company....)
Cash Flow: Dòng tiền
Interest rate: Lãi suất
Co-operate Finance: Tài chính doanh nghiệp,
Tax: Thuế
Fiscal Policy/­Monetary Policy: Chính sách tài khóa/Tiền tệ
Direct costs: Chi phí trực tiếp
Accounting Policies: Các chế độ kế toán

Friday 5 October 2012

Vết nứt trong kết cấu xây gạch


Theo TC 373-2006
I. Những yếu tố gây nên vết nứt

1. Kết cấu xây gạch (sau đây gọi tắt là thể xây) có khả năng chịu nén lớn hơn nhiều so với khả năng chịu kéo. Vì vậy, ở bên mặt chịu kéo của thể xây, thường xuất hiện nhiều vết nứt trước khi thể xây bị phá hoại. Những yếu tố có khả năng gây nên vết nứt thường là:

- Chất lượng thể xây kém (mạch vữa to, không bố trí gạch so le…);

- Cường độ gạch và vữa không đủ (gạch vừa cong vừa có sẵn vết nứt, vữa xây có độ sụt lớn);

- Trong thể xây có nhiều loại gạch có độ biến dạng khác nhau (như gạch đất sét nung với gạch silicát và gạch xỉ);

- Sử dụng không đúng chủng loại gạch theo chỉ định (như dùng gạch silicát trong điều kiện độ ẩm lớn);

- Không có khe co giãn nhiệt hoặc khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt lớn;

- Tác động của môi trường xâm thực;

- Móng bị lún lệch.

2. Khi phân tích hiện tượng nứt trong thể xây, cần chú ý khi có vết nứt trong gạch chứng tỏ thể xây bị quá tải. Nếu vết nứt vẫn phát triển chứng tỏ thể xây bị quá tải nhiều và cần được giảm tải ngay hoặc gia cường.


1. Đặc trưng hình thành vết nứt trong cột gạch tùy thuộc vào độ lệch tâm của lực tác dụng.

 Khi độ lệch tâm lớn, trong vùng chịu kéo của cột theo các mạch vữa hình thành những vết nứt ngang. Khi tải trọng sử dụng tăng, vết nứt mở rộng và kéo dài thêm làm cho cột mất khả năng chịu lực hoặc bị phá hoại vùng chịu nén của cột.

Khi độ lệch tâm nhỏ, có thể không xuất hiện vết nứt. Nhưng, nếu cột bị quá tải thì xuất hiện những vết nứt dọc theo phương thẳng đứng (hình C.1).

2. Cột gạch chịu nén lệch tâm có những vết nứt dọc và ngang với bề rộng trên 0,5 mm cần phải  gia cường.


1. Nguyên nhân làm cho tường bị nứt có thể là ngoại lực hoặc nội lực do ảnh hưởng của môi trường xung quanh và do các quá trình lý-hóa xảy ra trong vật liệu thể xây. Trong những nhà có sàn bê tông làm việc cùng với tường, nguyên nhân gây xuất hiện vết nứt có thể là do chênh lệch hệ số giãn nở nhiệt của bê tông và tường gạch.



2.  Các vết nứt trong tường có hướng và độ sâu khác nhau. Khi tường chịu nén đúng tâm, trong vùng bị quá tải xuất hiện những vết nứt thẳng đứng song song với hướng tác dụng của lực và xuyên suốt chiều rộng tường. Khi tường chịu nén lệch tâm, có thể hình thành những vết nứt ngang không sâu, đồng thời tường bị cong phình. Nếu không có đệm dưới đầu dầm bê tông cốt thép hoặc dầm thép thì tại gối tựa thường xuất hiện những vết nứt thẳng đứng không sâu chứng tỏ ứng suất nén trong thể xây là rất lớn.

3. Trong số những tác động gây ra vết nứt, tác động do móng dưới tường bị lún lệch là rất nguy hiểm. Ví dụ, trong nhà không có tầng hầm, nguyên nhân gây lún lệch có thể là do đào hố dưới mức đế móng hoặc đào hố móng của nhà bên cạnh. Đóng cọc bên cạnh nhà cũng gây nên sự hình thành vết nứt.

4. Nguyên nhân có thể gây nên vết nứt cho trong bảng C.1.


 

Bảng C.1 - Nguyên nhân gây nứt trong tường

 

Số TT vết nứt
(xem hình C.2)
Nguyên nhân có thể gây nứt
1
Móng bị lún lệch: độ ẩm trong đất nền thay đổi, móng bi trồi do đào hố móng cho nhà liền kề sâu hơn nhà cũ.
2
Tường bị quá tải.
Cường độ thể xây thấp.
3
Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt).
4
Cường độ thể xây thấp.
Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô.
Lanh tô có biến dạng lớn do nhiệt.
5
Không có khe hở giữa đầu xà gồ và tường.
6
Thể xây bị ẩm quá.
Cường độ gạch và vữa thấp.