Friday 5 October 2012

Vết nứt trong kết cấu xây gạch


Theo TC 373-2006
I. Những yếu tố gây nên vết nứt

1. Kết cấu xây gạch (sau đây gọi tắt là thể xây) có khả năng chịu nén lớn hơn nhiều so với khả năng chịu kéo. Vì vậy, ở bên mặt chịu kéo của thể xây, thường xuất hiện nhiều vết nứt trước khi thể xây bị phá hoại. Những yếu tố có khả năng gây nên vết nứt thường là:

- Chất lượng thể xây kém (mạch vữa to, không bố trí gạch so le…);

- Cường độ gạch và vữa không đủ (gạch vừa cong vừa có sẵn vết nứt, vữa xây có độ sụt lớn);

- Trong thể xây có nhiều loại gạch có độ biến dạng khác nhau (như gạch đất sét nung với gạch silicát và gạch xỉ);

- Sử dụng không đúng chủng loại gạch theo chỉ định (như dùng gạch silicát trong điều kiện độ ẩm lớn);

- Không có khe co giãn nhiệt hoặc khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt lớn;

- Tác động của môi trường xâm thực;

- Móng bị lún lệch.

2. Khi phân tích hiện tượng nứt trong thể xây, cần chú ý khi có vết nứt trong gạch chứng tỏ thể xây bị quá tải. Nếu vết nứt vẫn phát triển chứng tỏ thể xây bị quá tải nhiều và cần được giảm tải ngay hoặc gia cường.


1. Đặc trưng hình thành vết nứt trong cột gạch tùy thuộc vào độ lệch tâm của lực tác dụng.

 Khi độ lệch tâm lớn, trong vùng chịu kéo của cột theo các mạch vữa hình thành những vết nứt ngang. Khi tải trọng sử dụng tăng, vết nứt mở rộng và kéo dài thêm làm cho cột mất khả năng chịu lực hoặc bị phá hoại vùng chịu nén của cột.

Khi độ lệch tâm nhỏ, có thể không xuất hiện vết nứt. Nhưng, nếu cột bị quá tải thì xuất hiện những vết nứt dọc theo phương thẳng đứng (hình C.1).

2. Cột gạch chịu nén lệch tâm có những vết nứt dọc và ngang với bề rộng trên 0,5 mm cần phải  gia cường.


1. Nguyên nhân làm cho tường bị nứt có thể là ngoại lực hoặc nội lực do ảnh hưởng của môi trường xung quanh và do các quá trình lý-hóa xảy ra trong vật liệu thể xây. Trong những nhà có sàn bê tông làm việc cùng với tường, nguyên nhân gây xuất hiện vết nứt có thể là do chênh lệch hệ số giãn nở nhiệt của bê tông và tường gạch.



2.  Các vết nứt trong tường có hướng và độ sâu khác nhau. Khi tường chịu nén đúng tâm, trong vùng bị quá tải xuất hiện những vết nứt thẳng đứng song song với hướng tác dụng của lực và xuyên suốt chiều rộng tường. Khi tường chịu nén lệch tâm, có thể hình thành những vết nứt ngang không sâu, đồng thời tường bị cong phình. Nếu không có đệm dưới đầu dầm bê tông cốt thép hoặc dầm thép thì tại gối tựa thường xuất hiện những vết nứt thẳng đứng không sâu chứng tỏ ứng suất nén trong thể xây là rất lớn.

3. Trong số những tác động gây ra vết nứt, tác động do móng dưới tường bị lún lệch là rất nguy hiểm. Ví dụ, trong nhà không có tầng hầm, nguyên nhân gây lún lệch có thể là do đào hố dưới mức đế móng hoặc đào hố móng của nhà bên cạnh. Đóng cọc bên cạnh nhà cũng gây nên sự hình thành vết nứt.

4. Nguyên nhân có thể gây nên vết nứt cho trong bảng C.1.


 

Bảng C.1 - Nguyên nhân gây nứt trong tường

 

Số TT vết nứt
(xem hình C.2)
Nguyên nhân có thể gây nứt
1
Móng bị lún lệch: độ ẩm trong đất nền thay đổi, móng bi trồi do đào hố móng cho nhà liền kề sâu hơn nhà cũ.
2
Tường bị quá tải.
Cường độ thể xây thấp.
3
Chiều dài khối nhà lớn hơn giá trị cho phép (không có khe co giãn nhiệt).
4
Cường độ thể xây thấp.
Không đủ diện tích gối tựa cho lanh tô.
Lanh tô có biến dạng lớn do nhiệt.
5
Không có khe hở giữa đầu xà gồ và tường.
6
Thể xây bị ẩm quá.
Cường độ gạch và vữa thấp.

 

Tuesday 2 October 2012

Quy trình nghiệm thu kỹ thuật theo Nghị định 209/2004NĐ-CP

Căn cứ: - Nghị định số 209/2004NĐ-CP ngày 16/12/2004, Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2006 sửa đổi NĐ209- TCXDVN 371:2006 : Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lýợng thi công công trình xây dựng Chuẩn bị khởi công:Trình hợp đồng xây lắp.
Hồ sơ năng lựcBan chỉ huy – Sơ ðồ tổ chứcLập biện pháp thi công
Tiến độ tổng thể, tiến độ chi tiết
Biên bản kiểm tra mặt bằng, hiện trạng
Biên bản bàn giao mốc giới và định vị hạng mục
Lập sổ nhật ký thi công
Trình duyệt mẫu vật t
ý, thiết kế cấp phối bê tông, vữa: Chủ đầu tư, TVGS thiết kế thành phần cấp phối
Kiểm tra vật liệu đưa vào sử dụng
Triển khai công tác thi công và báo cáo tiến độ định kỳ:
Thông báo thay đổi thiết kế, giải quyết kỹ thuật ( nếu có)
Ghi nhật ký thi công
Lấy mẫu thí nghiệm – Kết quả thí nghiệm ( Lab cấp)
Chứng kiến thí nghiệm
Nghiệm thu công việc chuyển b
ýớc thi côngTổng hợp các công việc hoàn thành:Tổng hợp công việc theo tháng, hoặc
Tổng hợp công việc theo bộ phận công trình xây dựng:
+ Phần ngầm
+ Móng
+ Thân
+ Mái
+ Hoàn thiện
+ Cơ ðiện
Lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình
Nghiệm thu bộ phận công trình giai đoạn thi công xây dựng
Tổng hợp toàn bộ các công việc hoàn thành ( Tổng hợp khối l
ýợng)
Lập bản vẽ hoàn công hạng mục:Tổng hợp các thay đổi thiết kế, giải quyết kỹ thuật
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục đưa vào sử dụng

Tuesday 25 September 2012

Tiếng anh cho hợp đồng xây dựng (theo Fidic)


General Conditions (FIDIC) – Điều kiện hợp đồng
Mục lục Definitions listed alphabetically
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG – GENERAL PROVISIONS
1.1 Định nghĩa – Definitions
1.2 Diễn giải – Interpretation
1.3 Các cách thông tin – Communications
1.4 Luật và ngôn ngữ – Law and Language
1.5 Thứ tự ưu tiên của các tài liệu – Priority of Documents
1.6 Thoả thuận hợp đồng – Contract Agreement
1.7 Nhượng lại – Assignment
1.8 Sự cẩn trọng và cung cấp tài liệu – Care and Supply of Documents
1.9 Các bản vẽ hoặc chỉ dẫn cung cấp không kịp thời (trì hoãn) – Delayed Drawings or Instructions
1.10 Việc Chủ đầu tư sử dụng tài liệu của Nhà thầu – Employer’s Use of Contractor’s Documents
1.11 Việc Nhà thầu sử dụng tài liệu Chủ đầu tư – Contractor’s Use of Employer’s Documents
1.12 Các chi tiết bí mật – Confidential Details
1.13 Tuân thủ luật pháp – Compliance with Laws
1.14 Trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng – Joint and Several Liability
1.15 Việc thẩm tra và kiểm toán của Ngân hàng – Inspections and Audit by the Bank
2. CHỦ ĐẦU TƯ – THE EMPLOYER
2.1 Quyền tiếp cận công trường – Right of Access to the Site
2.2 Giấy phép, chứng chỉ hoặc giấy chấp thuận – Permits, Licences or Approvals
2.3 Nhân lực của Chủ đầu tư – Employer’s Personnel
2.4 Sự thu xếp tài chính của Chủ đầu tư  – Employer’s Financial Arrangements
2.5 Khiếu nại của Chủ đầu tư – Employer’s Claims
3. NHÀ TƯ VẤN – THE ENGINEER
3.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà tư vấn – Engineer’s Duties and Authority
3.2 Uỷ quyền của Nhà tư vấn – Delegation by the Engineer
3.3 Chỉ dẫn của Nhà tư vấn – Instructions of the Engineer
3.4 Thay thế Nhà tư vấn – Replacement of the Engineer
3.5 Quyết định – Determinations
4. NHÀ THẦU – THE CONTRACTOR
4.1 Trách nhiệm chung của Nhà thầu – Contractor’s General Obligations
4.2 Bảo lãnh thực hiện – Performance Security
4.3 Đại diện Nhà thầu – Contractor’s Representative
4.4 Nhà thầu phụ – Subcontractors
4.5 Nhượng lại lợi ích của Hợp đồng Thầu phụ – Assignment of Benefit of Subcontract
4.6 Hợp tác – Co-operation
4.7 Định vị các mốc – Setting Out
4.8 Các quy định về an toàn – Safety Procedures
4.9 Đảm bảo chất lượng – Quality Assurance
4.10 Dữ liệu về công trường – Site Data
4.11 Tính chất đầy đủ của Giá Hợp đồng được chấp nhận - Sufficiency of the Accepted Contract Amount
4.12 Điều kiện vật chất không lường trước được – Unforeseeable Physical Conditions
4.13 Quyền về đường đi và phương tiện – Rights of Way and Facilities
4.14 Tránh can thiệp – Avoidance of Interference
4.15 Đường vào công trường – Access Route
4.16 Vận chuyển hàng hoá – Transport of Goods
4.17 Thiết bị của Nhà thầu – Contractor’s Equipment
4.18 Bảo vệ môi trường – Protection of the Environment
4.19 Điện, nước và khí đốt – Electricity, Water and Gas
4.20 Thiết bị và vật liệu cấp tự do của Chủ đầu tư  – Employer’s Equipment and Free-Issue Material
4.21 Báo cáo tiến độ – Progress Reports
4.22 An ninh công trường – Security of the Site
4.23 Hoạt động của Nhà thầu trên công trường – Contractor’s Operations on Site
4.24 Cổ vật – Fossils
5 NOMINATED SUBCONTRACTORS – CHỈ ĐỊNH THẦU PHỤ
5.1 Definition of “nominated Subcontractor” – Định nghĩa “Nhà thầu phụ được chỉ định”
5.2 Objection to Nomination – Phản đối việc chỉ định
5.3 Payments to nominated Subcontractors – Thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định
5.4 Evidence of Payments – Bằng chứng thanh toán
6 STAFF AND LABOUR – NHÂN VIÊN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
6.1 Engagement of Staff and Labour – Tuyển mộ nhân viên và lao động
6.2 Rates of Wages and Conditions of Labour – Mức lương và điều kiện lao động
6.3 Persons in the Service of Employer – Những người trong bộ máy của Chủ đầu tư
6.4 Labour Laws – Luật lao động
6.5 Working Hours – Giờ lao động
6.6 Facilities for Staff and Labour – Phương tiện cho nhân viên và lao động
6.7 Health and Safety – Sức khoẻ và an toàn lao động
6.8 Contractor’s Superintendence – Sự giám sát của Nhà thầu
6.9 Contractor’s Personnel – Nhân lực Nhà thầu
6.10 Records of Contractor’s Personnel and Equipment – Báo cáo về nhân lực và thiết bị Nhà thầu
6.11 Disorderly Conduct – Hành vi gây rối
6.12 Foreign Personnel – Nhân sự người nước ngoài
6.13 Supply of Foodstuffs – Cung cấp thực phẩm
6.14 Supply of Water – Cung cấp nước
6.15 Measures against Insect and Pest Nuisance – Biện pháp chống côn trùng và những phiền toái
6.16 Alcoholic Liquor or Drugs – Rượu hoặc ma tuý
6.17 Arms and Ammunition – Vũ khí và đạn dược
6.18 Festival and Religious Customs – Phong tục lễ hội và tôn giáo
6.19 Funeral Arrangements – Sự thu xếp tang lễ
6.20 Prohibition of Forced or Compulsory Labour – Cấm sử dụng lao động bị bắt ép, bắt buộc
6.21 Prohibition of Harmful Child Labour – Cấm sử dụng lao động trẻ em vào công việc có hại
6.22 Employment Records of Workers – Hồ sơ tuyển dụng công nhân
7 PLANT, MATERIALS AND WORKMANSHIP – THIẾT BỊ, VẬT LIỆU VÀ TAY NGHỀ
7.1 Manner of Execution – Cách thức thực hiện
7.2 Samples – Mẫu mã
7.3 Inspection – Kiểm tra
7.4 Testing – Kiểm định (thử)
7.5 Rejection – Từ chối
7.6 Remedial Work – Công việc sửa chữa
7.7 Ownership of Plant and Materials – Quyền sở hữu về thiết bị và vật liệu
7.8 Royalties – Lệ phí sử dụng
8 COMMENCEMENT, DELAYS AND SUSPENSION – KHỞI CÔNG, CHẬM TRỄ VÀ TẠM NGỪNG
8.1 Commencement of Works – Khởi công công trình
8.2 Time for Completion – Thời gian hoàn thành
8.3 Programme – Chương trình tiến độ
8.4 Extension of Time for Completion – Gia hạn thời gian hoàn thành
8.5 Delays Caused by Authorities – Chậm trễ do Nhà chức trách
8.6 Rate of Progress – Tiến độ thực hiện
8.7 Delay Damages – Những thiệt hại do chậm trễ
8.8 Suspension of Work – Tạm ngừng công việc
8.9 Consequences of Suspension – Hậu quả của việc tạm ngừng
8.10 Payment for Plant and Materials in Event of Suspension - Thanh toán tiền thiết bị và vật liệu trong trường hợp tạm ngừng
8.11 Prolonged Suspension – Kéo dài tình trạng tạm ngừng
8.12 Resumption of Work – Nối lại công việc
9 TESTS ON COMPLETION – THỬ (KIỂM ĐỊNH) KHI HOÀN THÀNH
9.1 Contractor’s Obligations – Nghĩa vụ Nhà thầu
9.2 Delayed Tests – Việc thử nghiệm bị chậm trễ
9.3 Retesting – Thử nghiệm lại
9.4 Failure to Pass Tests on Completion – Không vượt qua các cuộc thử nghiệm khi hoàn thành
10 EMPLOYER’S TAKING OVER – Nghiệm thu của Chủ đầu tư
10.1 Taking Over of the Works and Sections – Nghiệm thu công trình và các hạng mục công trình
10.2 Taking Over of Parts of the Works – Nghiệm thu bộ phận công trình
10.3 Interference with Tests on Completion – Can thiệp vào các cuộc thử nghiệm khi hoàn thành
10.4 Surfaces Requiring Reinstatement – Yêu cầu bố trí lại mặt bằng
11 DEFECTS LIABILITY – TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC SAI SÓT
11.1 Completion of Outstanding Work and Remedying Defects – Hoàn thành công việc còn dở dang và sửa chữa sai sót
11.2 Cost of Remedying Defects – Chi phí do việc sửa chữa sai sót
11.3 Extension of Defects Notification Period – Kéo dài thời hạn thông báo sai sót
11.4 Failure to Remedy Defects – Không sửa chữa được sai sót
11.5 Removal of Defective Work – Di chuyển công việc bị sai sót
11.6 Further Tests – Các kiểm định thêm
11.7 Right of Access – Quyền được ra vào
11.8 Contractor to Search – Nhà thầu tìm nguyên nhân
11.9 Performance Certificate – Chứng chỉ thực hiện
11.10 Unfulfilled Obligations – Những nghĩa vụ chưa được hoàn thành
11.11 Clearance of Site – Dọn dẹp công trường
12 MEASUREMENT AND EVALUATION – ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ
12.1 Works to be Measured – Công việc cần đo lường
12.2 Method of Measurement – Phương pháp đo lường
12.3 Evaluation – Đánh giá
12.4 Omissions – Sự bỏ sót
13 VARIATIONS AND ADJUSTMENTS – CÁC THAY ĐỔI VÀ ĐIỀU CHỈNH
13.1 Right to Vary – Quyền được thay đổi
13.2 Value Engineering – Đánh giá công trình
13.3 Variation Procedure – Thủ tục thay đổi
13.4 Payment in Applicable Currencies – Thanh toán bằng tiền tệ quy định
13.5 Provisional Sums – Khoản tiền tạm tính
13.6 Daywork – Ngày làm việc
13.7 Adjustments for Changes in Legislation – Điều chỉnh do thay đổi luật lệ
13.8 Adjustments for Changes in Cost – Điều chỉnh do thay đổi về chi phí
14 CONTRACT PRICE AND PAYMENT – GIÁ HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN
14.1 The Contract Price – Giá Hợp đồng
14.2 Advance Payment – Tạm ứng
14.3 Application for Interim Payment Certificates – Xin cấp Chứng chỉ thanh toán tạm
14.4 Schedule of Payments – Kế hoạch Thanh toán
14.5 Plant and Materials intended for the Works – Thiết bị và các vật liệu sẽ dùng cho công trình
14.6 Issue of Interim Payment Certificates – Cấp Chứng chỉ thanh toán tạm
14.7 Payment – Thanh toán
14.8 Delayed Payment – Thanh toán bị chậm chễ
14.9 Payment of Retention Money – Thanh toán khoản tiền giữ lại
14.10 Statement at Completion – Báo cáo khi hoàn thành
14.11 Application for Final Payment Certificate – Xin cấp Chứng chỉ thanh toán cuối cùng
14.12 Discharge – Trang trải xong
14.13 Issue of Final Payment Certificate – Cấp Chứng chỉ thanh toán cuối cùng
14.14 Cessation of Employer’s Liability – Chấm dứt trách nhiệm của Chủ đầu tư
14.15 Currencies of Payment – Tiền tệ thanh toán
15 TERMINATION BY EMPLOYER – CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI CHỦ ĐẦU TƯ
15.1 Notice to Correct – Thông báo sửa chữa
15.2 Termination by Employer – Chấm dứt hợp đồng bởi Chủ đầu tư
15.3 Valuation at Date of Termination – Đánh giá tại ngày chấm dứt
15.4 Payment after Termination – Thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng
15.5 Employer’s Entitlement to Termination for Convenience – Quyền chấm dứt Hợp đồng của Chủ đầu tư
15.6 Corrupt or Fraudulent Practices – Hành vi tham nhũng hoặc gian lận
16 SUSPENSION AND TERMINATION BY CONTRACTOR – TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI NHÀ THẦU
16.1 Contractor’s Entitlement to Suspend Work – Quyền của Nhà thầu tạm ngừng công việc
16.2 Termination by Contractor – Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu
16.3 Cessation of Work and Removal of Contractor’s Equipment – Ngừng công việc và di dời thiết bị của Nhà thầu
16.4 Payment on Termination – Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng
17 RISK AND RESPONSIBILITY – RỦI RO VÀ TRÁCH NHIỆM
17.1 Indemnities – Bồi thường
17.2 Contractor’s Care of the Works – Sự cẩn trọng của Nhà thầu đối với công trình
17.3 Employer’s Risks – Rủi ro của Chủ đầu tư
17.4 Consequences of Employer’s Risks – Hậu quả các rủi ro của Chủ đầu tư
17.5 Intellectual and Industrial Property Rights – Quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp
17.6 Limitation of Liability – Giới hạn về trách nhiệm
17.7 Use of Employer’s Accommodation/Facilities – Sử dụng chỗ ở/phương tiện của Chủ đầu tư

Tiếng anh cho dự toán


Cát vàng                                                     Crushed gravel
Bột đá                                                         Stone sand
Cây chống (tre cây) D6-8mm                     Bamboo D6-8mm
Cồn rửa                                                       Tincture
Nhựa dán                                                    Glue plastic
Cát nền                                                       Sand
Cát sạn                                                        Crushed sand
Cát vàng                                                      Crushed gravel
Cọc tre                                                         Driving bamboo
Dây buộc                                                      Guy rope 
Dây thép                                                      Steel wire
Gỗ chống                                                     Propwood
Gỗ ván                                                         Plank
Gỗ ván cầu công tác                                    Lumber
Gỗ ván dày 3 cm                                         Form lumber thick 3cm
Gỗ ván khuôn                                              Form lumber (strip)
Gỗ đà nẹp                                                    Wood nog
Nhựa bitum                                                 Bitumen
Nước                                                            Water
Phụ gia dẻo hoá                                          Flexible admixture
Que hàn                                                      Welding stick
thép hình                                                    Form steel
Thép tròn D>18mm                                     Round steel D>18mm
Thép tròn D<=18mm                                Round steel D<=18mm
Thép tròn D<=10mm                                Round steel D<=10mm
Thép tấm                                                    Sheet steel
Vải địa kỹ thuật                                        Geotextile layer
Xi măng PC30                                          Cement PC30
Đinh 3-5cm                                               Nail 3-5cm
Đinh đỉa                                                    Coat nail
Đá dăm 1x2                                              Tabby 1x2
Đá dăm 4x6                                              Tabby 4x6
Vật liệu khác                                            Other materials


Sunday 27 May 2012

Công tác chống thấm chống nóng mái, sênô

Đặt ống thoát nước mưa cho mái nhà theo thiết kế
Quanh chân ống thoát phần tiếp giáp với nền sàn phải được chèn kỹ bằng cao su tổng hợp chuyên dụng.
§  Miệng thu nước của ống thoát đặt tại cuối chiều dốc nước của sênô.
§  Miệng thu nước của ống thoát đặt cùng một lúc khi đổ bê tông sênô.
§  Đặt lưới chắn rác trên miệng thu của ống thoát.
§  Chân ống thoát nước cần được xử lý để dể dàng lấy rác ra khỏi ống khi cần thiết.
§  Cần kiểm tra định kỳ tình trạng vệ sinh trên mái.
§  Ngâm nước xi măng 8kg/m3, 7 ngày đêm, 2 giờ khuấy 1 lần cho sàn bê tông cần chống thấm.
§  Làng vữa theo đúng độ dày, độ dốc và mác vữa, đúng quy trình chống thấm thiết kế yêu cầu:
Láng bằng cách căng gióng dây để gắn tickê hai đầu và một số điểm, trải lớp vữa đúng độ dày yêu cầu. Dùng bàn xoa gỗ vỗ đều và xoa phẳng. Bảo dưỡng ẩm trong thời gian 7 ngày.
Mọi lớp láng và quét chống thấm đặc chủng lên sàn khu dùng nước đều vén lên khỏi chân tường >30cm để chống nước thấm qua tường.
Để đảm bảo yêu cầu chống thấm tốt, lớp bê tông chống thấm được thi công trình tự như sau:
§  Thành phần bê tông chống thấm theo cấp phối thiết kế.
§  Đầm bê tông bằng máy.
§  Bảo dưỡng tốt.

Công tác gia công lắp đặt cửa

Đây là công việc có nhiều đặc thù riêng và yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật cao, nên từ việc chế tạo, lắp dựng, bảo quản đều phải cẩn thận tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo bền vững và an toàn.

Độ bề của cửa phải thoả các yêu cầu sau: 

§  Độ bền cơ học.
§  Độ bền chịu áp lực gió.
§  Độ bền chịu thấm nước.
§  Độ lọt không khí.
§  Biện pháp chống côn trùng, nấm mốc.

Vật liệu cửa: 

Vật liệu gỗ, sắt, nhôm theo yêu cầu thiết kế. Riêng vật liệu gỗ độ ẩm của gỗ gia công cửa từ 13% đến 17% nhờ qua lò sấy.
+ Chất kết dính: yêu cầu đảm bảo gắn chặt các mối liên kết của khung cánh, bền, chống ẩm, chỉ sử dụng chất kết dính khi gia công các chi tiết gỗ có độ ẩm <= 15%.
Cửa được gia công đúng thiết kế về kiểu dáng, kích thước, mặt cắt và phụ tùng cửa.
+ Liên kết các thanh cửa, khuôn cửa, khung cánh bằng mộng, chốt và chất kết dính tạo thành khung cứng, hạn chế vít, ke chìa ra ngoài làm mất thẩm mỹ.
+ Liên kết khung cửa với tường bằng các đầu mút đố chính ở đỉnh, bật sắt hoặc vít nở.
+ Nẹp cửa có độ dày không đổi suốt dọc thanh, màu sắc hoà hợp màu cửa, liên kết với cửa bằng đinh vít.
Phụ tùng cửa: Số lượng, chủng loại, kích thước, phương pháp cố định từng loại phụ tùng theo đúng yêu cầu thiết kế, đúng mẩu mã đã được thống nhất trước.
Khi lắp đặt cửa đặt đúng độ cao và kích thước thiết kế, thẳng đứng, vuông góc, không cong vênh.
+ Lắp đặt khuôn cửa khi thi công khối tường, bản lề, bật sắt liên kết với khối xây bằng vữa xi măng cát vàng.
+ Bộ cửa sau khi lắp được cố định tạm cho khi lớp vữa gắn kết với tường đạt cường độ chịu lực.
Đảm bảo bao bọc kín cửa đã lắp để chất bẩn không bám vào.

Cách thực hiện công tác quét vôi và sơn

Công tác quét vôi và sơn được thực hiện sau khi trát xong nhằm làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình chống lại tác hại của thời tiết.

Đối với công tác quét vôi: 

Vôi sử dụng là vôi tôi chín sàng lọc kỹ và hoà nước. Yêu cầu khi pha nước vôi là không quá đặc rất khó quét hoặc quá loãng thì khi quét vọi sẽ bị chảy. Trước khi quét bề mặt quét vôi phải vệ sinh kỹ và quan trọng là phải bằng phẳng không được lồi lõm vì vậy công tác trát ta phải thực hiện tốt, tạo ra bề mặt đúng yêu cầu kỹ thuật thì công tác quét vôi sẽ dể dáng hơn. Ta tiến hành quét hai lớp: lớp lót (quét một đến hai nước) và lớp mặt. Lớp trước khô mới tiến hành quét lớp sau. Dung cụ quét là chổi, tiến hành quét ngang và quét từ trên xuống (quét tường), quét trần thì thì đưa chổi song song với cửa. Trình tự quét từ trên cao xuống thấp, quét trần trước, tường quét sau, quét các đường biên, đường góc làm cơ sở để quét các mảng trần tiếp theo. Phải đảm bảo mặt quét không bị loang lổ, không lộ ra vết chổi hay giọt vôi đọng lại trên bề mặt làm giảm tính thẩm mỹ công trình, tránh để người đi va chạm vào bề mặt mới quét làm giảm độ đồng đều của màu sắc lớp bên ngoài. Chú ý quét vôi ở mặt ngoài tường phải tuân thủ các biên pháp an toàn lao động khi làm việc ở trên cao. Khi quét nên che đậy các bộ phận khác phía dưới tránh bẩn. Công nhân quét vôi phải có tay nghề cao.

Đối với công tác sơn nước: 

Bề mặt công trình được phủ lên một lớp sơn nước sẽ tạo ra một vẽ đẹp hoàn mĩ, sang trọng.
Trước khi sơn nước người ta thường đánh lên tường một lớp bả mastic nhằm tạo độ nhẵn mịn cho tường nhờ vậy lớp sơn nước cuối cùng sẽ đạt được yêu cầu kỹ thuật. Một số yêu cầu kỹ thuật của lớp sơn bả mastic: phẳng, nhẵn, bóng, không rỗ, không bong rộp bề dày lớp bả không quá 3mm, bề mặt mastic không sơn phũ phải đều màu.

Các lổi kỹ thuật thường xảy ra với lớp mastic nguyên nhân và cách khắc phục: 

Lớp mastic bị bụi phấn: 

+ Nguyên nhân: Do bề mặt áp dụng bị quá khô, nước trong hỗn hợp nhão đã bị hút hết vào bề mặt, do đó quá trình ninh kết (chín) của hỗn hợp không xảy ra nên lớp mastic biến thành bụi phấn. Có thể khi pha trộn đã dùng lượng nước quá thấp cộng với việc trộn không đều cũng gây ra hiện tượng trên. Cũng có thể khi pha trộn xong đã thi công ngay, không chờ cho hoá chất phát huy tác dụng.
+ Khắc phục: Buộc phải cạo bỏ hết lớp mastic này, làm sạch bụi bám bằng nước và chổi cỏ, Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, nếu bề mặt khô quá thì nên làm ẩm. Lượng nước pha trộn cần theo đúng tỉ lệ là nước 1, bột 3 (trong khoảng 16 -18 lít nước sạch cho một bao 40kg). Trộn cho thật kỹ và chờ ít nhất là từ 7 đến 10 phút cho hoá chất phát huy tác dụng sau đó quậy lại một lần nữa rồi mới bắt đầu thi công.

Lớp mastic bị nứt chân chim: 

+ Nguyên nhân: Do lớp mastic này đã được trát quá dày, vượt độ dày cho phép là 3mm.
+ Khắc phục: Cạo bỏ hết những chổ nứt chân chim. Nếu bề mặt vùng đó màl õm sâu quá, thì nên dùng hồ xi măng tô thêm cho tương đối phẳng, rồi trát lớp mastic mới.
+ Ngoài sơn nước cho công trình, sơn còn dùng để sơn cửa đi, cửa sổ, những cấu kiện cần trang trí màu……Trước khi quét phải làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn không để bụi bám vào lớp sơn còn ướt. Chọn sơn đúng loại công trình đề ra. Không nên quét sơn vào những ngày nóng quá (lớp sơn ngoài sẽ khô trước lớp sơn trong không đảm bảo chất lượng) hoặc lạnh quá (sơn lâu khô).
+ Sơn được quét làm nhiều lớp. Trước quét lớp lót sau đó quét lớp mặt. Lưu ý là lớp trước khô mới quét lớp sau. Phải bảo quản tốt khi sơn còn chưa khô.
+ Chọn hướng quét sao cho lớp cuối cùng phải theo đường thẳng đứng đối với tường, hướng ánh sáng từ cửa vào đối với trần, theo chiều thớ gỗ đối với mặt gỗ.

Các lổi kỹ thuật thường xảy ra với sơn nước: 

+ Màn sơn bị rổ: Trên bề mặt màng sơn có những hạt hoặc rổ.
+ Trường hợp có hạt: Do có những vẩy hoặc những mẩu sơn khô. Vì các nguyên nhân sau: Sơn bị khô trên thành vật chứa sơn khi thi công hay do bụi bẩn bám vào. Sau khi thi công lần trước không rửa sạch dụng cụ thi công để các váy sơn sót lại. Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp mastic).
+ Trường hợp có lổ: do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí. Khi thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn. Khi khô vỡ ra thành lỗ. Nếu là sơn dung môi - sơn dầu – thì do xử lý bề mặt cần sơn không được kỹ.
+ Màng sơn bị nhăn: Sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần sùi, không mượt, phẳng.
+ Con lăn (roller) không thích hợp: Con lăn có lông quá dài sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn sần sùi. Sơn quá dày hoặc sơn không đều, chổ dày, chổ mỏng làm cho sơn không khô cùng lúc. Bề mặt bên ngoài khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn. Sơn dưới trời nắng gắt, lớp ngoài bị khô quá nhanh, lớp bên trong chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn. Sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh.
+ Màu sơn không đồng nhất: khi chỉ dùng một loại sơn màu nhưng không đều màu.
+ Do không khuấy đếu thùng sơn trước khi lăn. Thợ thi công không đều tay. Dụng cụ thi công khác nhau. Dặm vá không khéo léo. Mỗi lần thi công sơn được pha loãng với một tỉ lệ khác nhau.
+ Sự phấn hoá: Bề mặt màng sơn có bột trắng.
+ Dùng loại sơn rẽ tiền, tỉ lệ chất độn/ chất tạo màng cao. Tia tử ngoại và thời tiết ảnh hưởng xấu đến màng sơn. Do pha sơn quá loãng làm giảm độ kết dính của sơn.
+ Màng sơn bị phồng rộp: Sau khi khô, hình thành túi (bóng) khí trong màng sơn.
+ Do bề mặt sơn thường xuyên bị ẩm ướt. Do thi công trên bề mặt quá ẩm. Điều kiện thi công không đảm bảo: nhiệt độ thấp, thời tiết quá ẩm ướt. Thời gian sơn cách lớp quá ngắn. Đối với sơn dung môi: Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh trên màng sơn chưa liên kết.
+ Màng sơn bị bong tróc: Sau khi khô, màng sơn bị bong tróc, có hai hiện tượng: tróc toàn bộ lớp màng, tróc 1 hoặc hơn 1 lớp màng.
+ Xử lý bề mặt không tốt, còn bụi bám hay các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, sáp……Thi công không đúng hệ thống, không sử dụng sơn lót……Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hoá. Dùng lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước. Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc có nhiều gió làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh.
+ Màng sơn bị nứt nẻ: Sau khi khô, màng sơn xuất hiện những vết rạn, vết nứt.
+ Sử dụng loại sơn rẽ tiền, chất lượng quá thấp. Pha quá loãng hoặc lăn sơn quá mỏng. Dùng hai lớp sơn có độ co dãn khác nhau. Sử dụng lớp mastic không đạt chất lượng, dể bị răn, nứt. Kết cấu vật cần sơn yếu. Ví dụ như móng bị lún, tường bị xé.
+ Màng sơn bị rêu mốc: Sau khi khô, trên màng sơn những đốm, vệt mốc đen.
+ Do bề mặt cần sơn bị ẩm. Sơn lớp sơn lên bề mặt đã bị mốc sẵn mà không qua xử lý. Sơn lớp sơn quá mỏng hoặc chỉ sơn một lớp, không đủ chất lượng chống mốc cần thiết. Dùng sơn nội thất đem sơn ngoại thất.
+ Màng sơn bị mất màu: Sau khi khô một thời gian, màng sơn bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu.
+ Màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao. Dùng sơn nội thất đem sơn ngoại thất. Bị cháy do kiềm hoá: do không dùng lớp sơn lót chống kiềm. Nhà sản xuất dùng màu không phù hợp mục đích sử dụng.
+ Màng sơn bị cháy kiềm ( kiềm hoá): Màng sơn bị mất màu, có những đốm loang.
+ Do độ kiềm của hồ, vữa quá cao tấn công vào lớp màng sơn, làm suy yếu chất kết dính, dẫn đến mất màu và xuống cấp toàn bộ màng sơn. Do lớp vữa hồ quá tươi hoặc lớp mastic có độ kiềm cao. Không dùng lớp sơn lót chống kiềm.
+ Màng sơn bị muối hoá: bề mặt màng sơn có một lớp chất trắng như muối, thường gặp nhất là sơn màu đậm.
+ Do thi công trên bề mặt tường mới và ẩm. Sự hình thành muối canxi CaCO3 do ẩm và mưa đọng lại trên bề mặt màng sơn.
+ Màng sơn bị xà phòng hoá: Bề mặt màng sơn bị nhớt và biến màu, thường xảy ra ở sơn dung môi.
+ Do hồ vữa mới có độ kiềm cao phản ứng với sơn. Do xà phòng hoặc kiềm đọng lại trên màng sơn một thời gian dài.
+ Màng sơn bị lệch màu: khi dặm vá bị lệch màu.
+ Do sử dụng sơn khác màu để dặm vá. Lớp lót không đều hoặc không lót, nên khi dặm vá giống như sơn lớp thứ hai lê lớp thứ nhất. Sử dụng dụng cụ thi công khác nhau để dặm vá. Nhiệt độ khi dặm vá khác với khi sơn các lớp sơn trước. Người thi công có tay nghề kém. Nhà sản xuất kiểm soát màu không kĩ.
+ Màng sơn có độ phủ kém: Bề mặt màng sơn không che phủ hết lớp nền.
+ Pha sơn quá loãng. Sử dụng loại sơn rẽ tiền. Gia công không đúng qui trình. Tay nghề thi công thấp, lăn không đều.
+ Màng sơn bị chảy: Bề mặt màng sơn không bằng phẳng. Do vệ sinh bề mặt cần sơn không kỹ, còn sót lại nhiều bụi của lớp mastic. Pha sơn quá loãng, tay nghề thi công kém.

Cách thực hiện công tác ốp lát

+ Vai trò của công tác ốp lát là nhằm tăng tính thẩm mỹ của công trình, có tác dụng bảo vệ công trình chống lại tác động của thời tiết bên ngoài. Oáp được tiến hành trước lát.

1. Chuẩn bị ốp lát: 

+ Chuẩn bị vật liệu dùng đế ốp lát là những vật liệu được chế tạo sẵn có máy sắc
như gạch men Ceramic, gạch men,đá Granite…… gạch phải đúng chất lượng, đúng qui cách, không nứt nẻ giữ được đường nét hoa văn.
+ Vữa lót dùng là xi măng nguyên chất trộn với nước, ta cũng có thể pha trộn 5% hồ vôi so với thể tích của xi măng để tăng độ dẽo của vữa ốp.
+ Dụng cụ gồm: bay, nivô, thước, dao cắt gạch, giẻ sạch, dây……
+ Dạt bõ những chổ lồi lõm trên bề mặt cần ốp, cho thêm vữa vào những chổ lõm đảm bảo cho bề mặt ốp bằng phẳng.
+ Kiểm tra lại cao độ nền nhà, độ phẳng của tường cần ốp lát, sửa lại bằng vữa xi măng.
Trước khi ốp phải trát một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 theo thể tích. Các viên gạch loại nhỏ gắn trực tiếp lên tường, nếu nặng hơn phải có móc sắt để neo vào tường.Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch ốp chặt vào tường, mạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ. Khi ốp thì ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được 3 đến 4 viên thì dùng thước tầm để kiểm tra nếu chưa phẳng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng. Trước khi ốp cả hàng phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cữ cho cả hàng ngang. ốp xong cả mạch hoà nước xi măng lau mạch. Sau khi ốp xong phải nương nhẹ mặt ốp khoảng 10 ngày cho mặt ốp thật rắn, lấy khăn lau bóng mặt, dùng thanh tre vót bẹt lấy cật để cào những vết vữa bám trên tường.[1]

2. Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi ốp lát: 

+ Ốp: Dùng thước kẻ một đường nằm ngang ờ chân tường cách nền bằng chiều rộng của một viên gạch cần ốp. Xác định viên mốc ở hai bên, trát vữa váo hai viên mốc dính vào tường. Căn cứ vào hai viên mốc xác định đường thẳng đứng, căng dây theo hàng thẳng đứng trát vữa xi măng ốp gạch hàng thẳng đứng. Căng dây theo 2 hàng thẳng đứng hai bên ốp các hàng phía trong, và cứ thế ốp cho đến hết độ cao cần ốp. Cuối cùng là dùng hồ xi măng trắng chà lên các khe hở của gạch (chà joint).
+ Lát: Trong khu vực cần lát cần kiểm tra lại các góc vuông xung quanh xem có chính xác chưa. Xếp ướm hàng gạch xung quanh để xác định viên gạch góc. Rải vữa lót cố định gạch góc bằng cao độ gạch cần lót, lát hàng gạch ở phía cạnh tường. Căng dây theo hai hàng gạch cạnh tường lót các hàng bên trong. Cuối cùng dùng hồ xi măng trắng chà lên các khe hở của gạch (chà joint).
+ Kiểm tra độ phẳng bằng thước dài khoảng 2m đặt áp và mặt ốp qui định là không quá 1mm trên 1m chiều dài về độ phẳng của bề mặt ốp lát, khe hở của thước và mặt ốp không quá 2mm.
+ Chiều dày mạch ốp giữa hai viên gạch theo phương đứng và phương ngang là 3mm đối với tấm ốp có kích thước lớn hơn 200 x 200mm, 2mm với tấm ốp có kích thước nhỏ hơn 200 x 200; với gạch men sứ, gạch gốm, đá nhân tạo mạch vữa lấy theo tính chất của phòng và kích thước tấm ốp. Các mạch vữa ngang dọc phải sắc nét, đều đặn, no vữa.
+ Phải chống rỉ ch ocác chi tiết kết cấu thép tiếp xúc với mặt ốp và các chi tiết thép giữ mặt ốp. Các chi tiết neo giữ (đinh, chốt, móc) phải mạ kẽm hoặc thép không rỉ.
+ Chú ý cẩn thận khi ốp lát không làm bẩn tấm ốp, vệ sinh bằng giẻ lau. Tránh các lực va chạm mạnh vào tấm ốp gây vỡ. Hoa văn khi ốp lát phải khớp với nhau. Chà joint phải đúng màu sắc thiết kế.
+ Trước khi ốp phải đặt xong hệ thống ống và đường dây điện ngầm, kết cấu ốp phải chắc, trước khi ốp phải tẩy sạch các vết dính dầu, mỡ trên bề mặt.
+ Mặt tường trát và mặt bê tông trước khi ốp phải đánh xờm, mặt vữa cement trát chổ ốp không xoa nhẵn mà phải khía thành lưới quả trám. Khoảng cách giữa các vạch khía không được lớn hơn 5cm và không được lớn hơn chiều rộng của viên gạch ốp.
+ Vữa đệm giữa kết cấu và gạch ốp phải dính kết tốt, không bị bong dộp, khi vỗ trên bề mặt ốp không có tiếp bộp. Tiến hành ốp lại những viên gạch bị bộp.